BIG_BANG_2012
HOMEAdminChat
Time :04:3629/03/24
Website chạy tốt trên Uc browser !
Chat với Admin | Tin tức 24h
Ở làng kia, có một người đàn bà rất chăm làm. Từ mờ sáng, khi chim Mơ lang vừa cất tiếng hót thì đã thấy bà rời làng lên nương rồi. Bà cặm cụi làm việc cho đến khi ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh trên trời cao mới lại trở về làng.
Một hôm, đang làm rẫy, bà bỗng thấy trong người choáng váng, khó chịu, cổ họng khô cháy như lửa đốt. Bà vội tìm đến chiếc chòi giữa rẫy, nhấc ống nước định uống thì thấy trong ống chẳng còn giọt nước nào. Cơn khát ngày càng hành hạ bà. Bà đảo mắt nhìn quanh để tìm nước uống, chợt thấy xa xa từ khe núi có một khe nước đang rỏ giọt. Bà mừng rỡ vội vã rảo cẳng chạy tới. Đó là một quả núi giống hình một người đành ông to lớn, đang cầm chà gạc
(*)
ngó trời. Từ trên đỉnh đầu hình người chảy ra những giọt nước trong vắt, mát lạnh. Bà ngửa cổ vừa uống ba ngụm đã thấy cơn khát dịu ngay, cổ họng còn đọng mãi vị thơm ngọt của dòng nước lạ.
Từ hôm đó, bà thấy trong người khang khác và bụng ngày một to dần. Bà đã thụ thai.
Nhưng đã chín tháng mười ngày rồi mà bà vẫn chưa đẻ. Một năm, rồi hai năm, ngày sinh vẫn chưa tới. Cho mãi đến năm thứ ba, vào một ngày mặt trăng và mặt trời gặp nhau (nhật thực) tỏa ánh sáng vàng dìu dịu, bà mẹ mới trở dạ. Bà sinh được ba đứa con trai bụ bẫm, kháu khỉnh và giống nhau như lột.
Ngày tháng trôi qua, ba đứa trẻ lớn dần lên. Từ đấy, núi rừng có thêm ba chàng trai khỏe mạnh. Cánh tay họ cứng như sắt có thể bẻ gãy cây to như ngắt ngọn cỏ. Cặp chân họ chạy nhanh như gió, một bước nhảy vượt băng một cánh rừng. Mắt họ sáng, nhìn xa hơn mắt chim ưng.
Thấy các con đã khôn lớn, một hôm bà mẹ bảo họ:
- Đất trời mình còn rộng lắm. Các con hãy chia nhau đi các ngả mà làm ăn. Lâu lâu, các con hãy về thăm mẹ nhé!
Ba chàng trai vâng lời, từ biệt mẹ lên đường.
Người em út theo hướng mặt trời mọc mà đi. Đường đi mỗi ngày một xuống thấp và chẳng bao lâu đồng bằng bát ngát, biển khơi mênh mông sóng nước hiện ra. Người em út ưng miền đất đẹp này lắm và chọn nơi ấy làm chốn ở của mình. Từ đó, ngày tắm nước bể trong xanh, đêm nằm dài trên cát mịn, da dẻ chàng thay đổi dần, trắng trẻo như cục bột. Người ta gọi chàng là Ngọc.
Người em thứ hai cứ theo hướng mặt trời lặn mà đi. Đất dưới chân chàng ngày một cao dần lên, rừng rậm trùng điệp hiện ra và núi non hùng vĩ nhô lên như chào đón chàng. Gặp một khe suối nước chảy óng ánh như màu đồng hun, chàng cởi áo lội qua bờ bên kia. Dòng nước kì lạ ấy đã làm cho người em thứ hai khi từ khe nước bước lên đổi hẳn màu da, trở thành ngăm ngăm đen hệt như màu nước. Thấy đất màu mỡ, chàng bèn dừng lại và dựng trại làm ăn. Từ đó người ta gọi chàng là chàng Lèo.
Còn người anh cả ở giữ quê hương. Chàng dựng lên một chiếc nhà rông cao nhất trời, mái nhà cong vút chấm tới mây, cột nhà dựng san sát như cây rừng. Chàng sống ở đó, trông núi rừng cho suối đánh đàn, cho hoa nhảy múa, cho muôn thú và gió lộng hát ca…
Nhưng bỗng một hôm, một con Xà tinh không biết từ đâu hiện ra, mình nó lớn bằng cả một dãy núi. Nó có cánh để bay vút lên trời, lại có vây để lặn sâu xuống nước. Nhưng lợi hại nhất là ba viên ngọc ước của họ nhà trời mà Xà tinh đã ăn cắp được, đem về cất giấu trong chiếc túi tròn, đeo ở nách bên phải của nó. Hòn ngọc thứ nhất màu xanh biếc, khi giơ ra thì lập tức giông bão nổi lên, gió gào thét điên cuồng, thổi bật đi cả từng khu rừng một. Hòn ngọc thứ hai màu trắng nhạt, cầm đến nó thì lập tức sóng nước cuồn cuộn trào dâng, cuốn trôi băng cả hàng chục làng. Hòn ngọc thứ ba màu đỏ chói, khi tung lên thì khói lửa rừng rực bốc lên, thiêu rụi hết mọi vật. Xà tinh dùng ba viên ngọc ước này để tàn phá tất cả những miền mà nó đi qua.
Một hôm, Xà tinh mò đến quê hương của ba chàng trai. Nó đi đến đâu, cây rừng nghiêng ngả, gió rú ào ào, khói mây bay mù mịt đến đấy. Người anh cả thấy có chuyện lạ, vội từ trong nhà rông bước ra, một tay cầm chiếc khiên đính lục lạc đồng, một tay cầm con dao nhọn, sắc như nước.
Trông thấy vẻ hùng dũng của người anh cả, Xà tinh cũng có ý chờn. Nó thò tay vào túi, bốc viên ngọc xanh biếc ra, tức thì dông bão ầm ầm nổi lên, cây bật rễ, đá núi bay rào rào. Thấy Xà tinh bỗng dưng tác oai, tác quái, tàn phá buôn làng quê hương mình, người anh cả nổi giận lao người tới trước mặt nó, vung mạnh tay khiên. Chiếc khiên quay vun vút làm thành một trận gió mạnh, xô bạt cơn dông của Xà tinh đi. Sau nửa ngày đánh nhau kịch liệt, Xà tinh đuối sức phải thu ngay viên ngọc xanh lại. Nó tức giận gầm lên một tiếng vang trời rồi nhấc viên ngọc màu trắng nhạt ra. Lập tức cả một bể nước ậo tới, phủ kín núi rừng. Lợn lòi, chồn, rắn nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trước sức mạnh ghê gớm của nước lụt, người anh cả thấy hết phương chống cự. Chàng chạy vội lên ngọn núi cao nhất, quờ cây khô, dồn lá héo, chất thành đống lớn, châm lửa đốt lên. Ngày trước, lúc chia tay lên đường, ba anh em đã hẹn ước với nhau rằng bao giờ có giặc hay gặp nguy nan, người anh cả sẽ dùng ánh lửa đốt trên núi cao để báo hiệu gọi các em về, một ngọn là hiệu gọi em út, hai ngọn là gọi em thứ hai.
Thấy một ngọn lửa nơi quê mẹ bùng cháy, chàng Ngọc lúc đầu ngỡ là ánh sáng mặt trời rọi lên, chẳng để ý tới. Nhưng ánh lửa mỗi lúc một cháy to, ngọn lửa lắc lư như vẫy gọi. Biết là lửa của anh cả gọi mình, chàng Ngọc bèn chạy một mạch như bay về quê hương.
Tới làng cũ, nhìn thấy núi rừng tiêu điều, xơ xác, chàng Ngọc vô cùng căm giận, ngồi bên suối ngày đêm nghĩ cách trừ Xà tinh.
Một buổi sáng, chàng Ngọc từ biệt anh cả đi thẳng vào sào huyệt của yêu quái. Thấy chàng trai trắng trẻo, Xà tinh gầm gừ rồi quát lớn:
- Hỡi con thỏ trắng kia! Mày mang da đến đây cho tao lột phải không?
Chàng Ngọc dũng cảm thét vào mặt nó:
- Ta đến tìm mày để hỏi tội đây. Thần nước ở quê ta, ta còn trị được nữa là vũng nước chân trâu hôi thối của mày!
Xà tinh giận lắm. Hắn bốc ngay viên ngọc trắng nhạt ra. Lập tức sóng ngàn, nước cả hiện ra trắng xóa một vùng. Nhanh như chớp, chàng Ngọc co mạnh tay, dẫm mạnh chân xuống đất. Tức thì, từ trong lòng đất nổi lên một bức thành dài dằng dặc. Lớp thành đất vững chắc như thép nhô cao lên mãi, vây chặt lấy bể nước rồi khép dần lại. Dòng nước hung dữ cố sức phá vỡ bức thành để tràn ra ngoài nhưng không nổi. Nước ngày một cạn dần đi. Xà tinh yếu thế vội thu viên ngọc trắng lại và giở viên ngọc đỏ chói ra. Lập tức khói bốc lên mù trời, lửa cháy rừng rực, cây xanh cháy thành than. Nước suối sôi lên ùng ục. Người em út không trị được nạn lửa ghê gớm ấy, đành phải chạy về vùng biển.
Thấy nguy khốn, người anh cả lại lên núi cao, chất hai đống lửa lớn, gọi người em thứ hai về cứu. Trông thấy hiệu lửa, chàng Lèo liền nhắm hướng lửa mà chạy như gió, chẳng quản ngày đêm. Đến quê mẹ, chàng chạy thẳng đến hang Xà tinh và gặp nó đang mài vuốt trước cửa hang. Chẳng nói, chằng rằng, chàng Lèo nhằm giữa mặt nó phóng một ngọn lao mạnh như sấm sét. Biết dòng họ dũng sĩ đã lại đến, Xà tinh liền tìm cách thử tài. Lùi lại tránh mũi lao, nó bốc một nắm lá, niệm thần chú rồi tung lên trời. Lập tức một bầy ong vò vẽ hiện ra vù vù xông tới. Chàng Lèo bình tĩnh tháo bông hoa cài trên đầu cắm nhẹ trên đất. Tức thì khắp một cánh rừng, những bông hoa muôn sắc tỏa ra rồi dệt lại thành một tấm thảm đẹp tuyệt vời. Đàn ong bén mùi mật hoa, sà cả xuống bám đen nghịt. Chúng chui vào bông hoa để hút mật. Bỗng nhiên bông hoa rùng mình khép luôn cánh lại, nhốt chặt đàn ong ma quái ở bên trong.
Thấy phép thuật của mình đã bị hại, Xà tinh gầm lên, bốc viên ngọc đỏ chói ra, thét lớn:
- Đến ngọc này thì mày cũng sẽ phải chạy như hai tên nhãi trước thôi!
Thấy ngọn lửa ngùn ngụt bốc cao, cháy rừng rực, dữ tợn, chàng Lèo liền cởi ống nước phép đeo trên lưng, trút xuống đất. Những tia nước mát rượi bắn tung ra rồi bỗng dâng cao thành những suối nước khổng lồ bao lấy lửa. Chẳng bao lâu, lửa của Xà tinh đã bị các suối nước làm tắt ngấm hết. Bị thua, Xà tinh càng điên cuồng gầm thét. Hắn thu viên ngọc đỏ lại rồi vung viên ngọc trắng nhạt ra. Lập tức sóng nước dâng lên cuồng cuộn, mưa xối ào ào như nước chảy trong ống. Nước dâng lên rất nhanh khiến người em thứ hai không tài nào chống nổi, đành phải theo hướng mặt trời lặn mà chạy về núi.
Người anh cả thấy các em mình không trị được Xà tinh thì vô cùng lo lắng. Dâng làng thấy vậy cũng rất lo. Họ liền hợp sức nhau lại, góp công đóng một chiếc thang thật dài, bắc qua sông, bảo người anh cả leo lên hỏi Trời xem có phép gì giúp cho dân làng giết được Xà tinh không. Người anh cả leo thang lên Trời ngay.
Sáng hôm ấy, Trời ngủ dậy muộn, vừa mở mắt Trời đã thấy người anh cả quỳ trước mặt, thưa rõ đầu đuôi câu chuyện và xin Trời giúp cho cách đánh Xà tinh. Suy nghĩ một lát, trời gật gù bảo:
- Con Xà tinh này quả là có lắm phép. Nhưng tài trí của các cháu cũng không kém gì nó lắm đâu. Chỉ vì các cháu chưa biết hợp sức lại mà đánh nên mới trị được phép này, nó lại giở phép khác. Thôi, bây giờ hãy trở về núi cao, đốt lửa gọi hai em cháu về. Rồi cả ba anh em cùng hợp sức đánh thử xem. Nếu vẫn thua, ta sẽ bày cách khác.
Người anh cả vâng lời, trở về núi cao đốt lửa gọi hai em lần nữa. Ba anh em hợp nhau lại cùng với dân làng, chia thành ba ngả kéo thẳng đến sào huyệt Xà tinh.
Đang gục đầu ăn gan trâu trắng, uống rượu đen, chợt thấy ba chàng dũng sĩ đứng chặn ngay trước cửa hang, Xà tinh liền gầm gừ:
- Kìa, ba con thỏ non lại kéo đến nộp mạng rồi. Hãy đợi đấy, ăn uống xong, ta sẽ hỏi tội chúng mày.
Người anh cả đáp lại, giọng to như tiếng cồng vang:
- Yêu quái, hôm nay mày sẽ phải đền tội. Mày đã tàn phá núi rừng này, giết hại dân làng này, giờ đây anh em ta sẽ hợp sức nhau lại trị tội mày.
Xà tinh giận lắm. Nó nhảy ra khỏi hang, giơ viên ngọc xanh ra. Dông bão nổi lên. Nhanh như chớp, người anh cả vung chiếc khiên, giơ đằng đông, núi đằng đông sạt; giơ đằng tây, núi đằng tây đổ. Chiếc khiên quay tròn, cuốn gió thổi bạt cả dông bão của Xà tinh đi. Xà tinh thua trận đầu, vội giở tiếp ngay viên ngọc trắng ra. Nước lũ ào ào tràn tới. Người em út lao ngay ra giữa dòng nước, giơ cao kiếm dẫm chân mạnh xuống đất. Tức thì lớp lớp thành lũy nổi lên, bủa vây và nhốt chặt dòng nước lại. Thấy phép màu bị hại, Xà tinh hấp tấp bốc vội viên ngọc đỏ ra. Khói lửa cuộn đến, cháy ngút trời. Nhanh như cắt, người em thứ hai trút ngay ống nước phép xuống đất. Những dòng nước nhỏ, trong chốc lát biến ngay thành trăm ngàn con rồng bằng nước lạnh, uốn khúc, lấp loáng bám lấy bể lửa. Lửa lụi dần rồi tắt ngấm.
Thấy mất trọn cả ba phép lạ, Xà tinh cuống cuồng toan chạy trốn ra bể. Nhưng chàng Ngọc đã lăm lăm thanh kiếm chặn mắt đường. Xà tinh hoảng sợ vội quay đầu chạy lên núi. Nhưng chàng Lèo đã chống ngọn lao đợi sẵn ở đấy. Bí thế, Xà tinh toan chạy trốn lên trời, nhưng người anh cả đã nhảy vọt tới, vung con dao sắc như nước xả tới tấp vào mình nó. Xà tinh gào thét giãy giụa chuyển cả rừng, rung cả đất. Cuối cùng kiệt sức, nó lăn ra chết, hóa thành dãy núi Róc Ron lởm chởm, nứt nẻ, lồi lõm, cằn cỗi màu chết chóc.
Từ đó, núi rừng Tây Nguyên trở lại cảnh thanh bình ngày trước. Nương đầy lúa, rẫy đầy khoai, sông đầy cá, bờ suối khoe sắc hoa vàng hoa đỏ. Ba chàng dũng sĩ lại chia tay nhau, kẻ xuống hướng đông, kẻ lên phía tây làm ăn. Người anh cả ở lại rừng, dựng nhà rông cao to hơn xưa để giữ gìn quê mẹ. Hàng năm, người em út dưới biển gánh muối lên cho hai anh em, người em thứ hai cõng chiêng, mền lên cho anh cả. Còn anh cả thì chia cho các em gỗ quý, mật ong, thịt rừng, nếp thơm.
Cho đến nay, đồng bào Tây Nguyên còn truyền tụng rằng: người anh cả có tài múa khiên bạt gió, đó là người Tây Nguyên. Chàng Ngọc, người em út ở gần sông gần bể nên thạo nghề đắp đê ngăn nước, là người Việt. Còn người em thứ hai – chàng Lèo ở xứ nóng bức, có gió Lào, hay bị hỏa hoạn nên có tài chống lửa, đó là người Lào. Ba anh em xưa là con một mẹ.
(*) một loại vũ khí đi rừng của người Tây Nguyên.

Kết Thúc (END)



Nhập tên bài hát ...
Dowload Uc browser trình duyệt hỗ trợ tốt nhất trên mobile
Về trang chủ
29
♥ Hôm nay 195
♥ Tổng cộng 30461
Tags: http://huyenthoai96.wap.sh/ba chang dung si
SEO : Bạn đến từ :
#xt_auth_container { position: static; display: inline; display: inline-block; text-align: right; margin: 3px 0; padding: 0; width: 100%; height: auto; border: none; } .xt_auth_view { position: static; display: inline; display: inline-block; text-align: right; margin: 0; padding: 0; width: auto; height auto; border: none; } .xt_auth_action { text-align: left; position: static; display: inline; zoom: 1; display: inline-block; vertical-align: top; margin: 0 5px 0 0; padding: 0 5px; height: 20px; width: auto; border: none; -webkit-border-radius: 3px; -moz-border-radius: 3px; -o-border-radius: 3px; border-radius: 3px; background-color: #2e2e2e; background-color: rgba(0,0,0,0.4); !background-color: #2e2e2e; font: 600 12px/20px "Helvetica Neue","HelveticaNeue",Helvetica,Arial,sans-serif; text-decoration: none; -webkit-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); -moz-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); -o-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); color: #fff; -webkit-user-select: none; } .xt_auth_action > * { vertical-align: top; } .xt_auth_action:hover { background-color: #1f1f1f; background-color: rgba(0,0,0,0.6); } .xt_auth_action:link, .xt_auth_action:visited, .xt_auth_action:active, .xt_auth_action:hover { text-decoration: none; color: #fff; } .xt_auth_icon, .xt_auth_avatar { position: static; display: inline; display: inline-block; width: 13px; height: 13px; margin: 3px 1px 0 0; padding: 0; vertical-align: top; border: 0; } .xt_auth_icon { background-image: url(http://xtgem.com/images/authbar/auth_sprite_v2.png); margin-right: 0; } .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_icon { background-size: 103px; /* margin: 4px 2px 0 0; */ } /* join & subscribe */ .xt_auth_join .xt_auth_icon, .xt_auth_subscribe .xt_auth_icon { background-position: -92px 13px; } /* inbox */ .xt_auth_inbox .xt_auth_icon { background-position: -78px 13px; } /* rate */ .xt_auth_rate .xt_auth_icon { background-position: 0 14px; } /* unrate */ .xt_auth_unrate .xt_auth_icon { background-position: -13px 14px; } /* star */ .xt_auth_star .xt_auth_icon { background-position: -26px 13px; } /* unstar */ .xt_auth_unstar .xt_auth_icon { background-position: -39px 13px; } /* repost */ .xt_auth_repost .xt_auth_icon { background-position: -52px 12px; margin-top: 4px; } /* reposted */ .xt_auth_reposted .xt_auth_icon { background-position: -65px 12px; margin-top: 4px; } /* join & subscribe */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_join .xt_auth_icon, .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_subscribe .xt_auth_icon { background-position: 11px 0.5px; width: 12px; } /* inbox */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_inbox .xt_auth_icon { background-position: 25px 1px; } /* rate */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_rate .xt_auth_icon { background-position: 0 0; } /* unrate */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_unrate .xt_auth_icon { background-position: -13px 0; } /* star */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_star .xt_auth_icon { background-position: 77px 0; } /* unstar */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_unstar .xt_auth_icon { background-position: 64px 0; } /* repost */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_repost .xt_auth_icon { background-position: 51px 1px; margin: 3px 0 0 0; } /* reposted */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_reposted .xt_auth_icon { background-position: 39px 1px; margin: 3px 0 0 0; } /* hidding */ .xt_auth_unstar, .xt_auth_unsubscribe, .xt_auth_unrate { display: none; } .xt_auth_action_star_active .xt_auth_unstar, .xt_auth_action_rate_active .xt_auth_unrate, .xt_auth_action_subscribe_active .xt_auth_unsubscribe { display: inline-block; } .xt_auth_action_star_active .xt_auth_star, .xt_auth_action_rate_active .xt_auth_rate, .xt_auth_action_subscribe_active .xt_auth_subscribe { display: none; } #xt_auth_container { position: fixed; } html { padding-top: 20px; } #xt_auth_container { top: 0; left: 0; } #xt_auth_container, .xt_auth_view, .xt_auth_icon, .xt_auth_avatar { max-height: none !important; max-width: none !important; min-width: none !important; min-width: none !important; opacity: 1 !important; text-indent: 0 !important; visibility:visible !important; }
The Soda Pop