Insane
BIG_BANG_2012
HOMEAdminChat
Time :12:1218/01/25
Website chạy tốt trên Uc browser !
Chat với Admin | Tin tức 24h


Ở đất Sở có ông họ Mỗ làm nghề buôn bán tạp hoá ngoài chợ xa. Về đêm ông thường để vợ nhỏ ngủ một mình ở nhà.
Vợ nhỏ đêm nằm mộng thấy có đàn ông lạ nằm cạnh mình, nàng hốt hoảng bật dậy, đưa tay sờ thì đụng phải một gã đàn ông nhỏ con, sờ xuống hạ bộ lại thấy có đuôi lông. Nàng biết ngay là loài hồ ly biến thành, nhưng vì sợ quá không dám kêu. Một lát sau, gã tụt xuống giường đi mất, không cần phải mở cửa.
Vợ nhỏ sợ, mỗi khi đêm đến thì nàng gọi vú già vào ngủ chung và gọi luôn đứa con trai hơn mười tuổi tới ngủ cho đông. Trước đây đứa trẻ thường ngủ riêng.
Đêm khuya, vú già và con trai say ngủ thì hồ ly lại đến, người vợ nhỏ lảm nhảm vài tiếng trong miệng như người đang mê sảng. Vú già tỉnh dậy kêu to, hồ ly biến mất ngay lập tức.
Từ dạo đó, vợ nhỏ bị bệnh mất trí, lúc nào cũng mê mê thảng thốt. Đêm đến nàng không dám tắt đèn, cứ để sáng mà ngủ, lại dặn con trai không được ngủ say.
Khuya ấy, con trai và vú già phải ngồi dựa tường mà chợp mắt, không dám nằm sợ thiếp ngủ đi mất. Nửa đêm chợt tỉnh, đứa con không thấy mẹ đâu, đinh ninh mẹ ra ngoài tiểu tiện nhưng đợi mãi không thấy vào, cậu vội vàng đi tìm, vú già sợ không dám đi cứ ở miết trong phòng.
Một mình thằng con thắp đèn đi soi khắp nhà. Nó bước vào một phòng bỏ trống từ lâu, căn phòng dùng để chứa đồ phế thải. Nó chợt nhìn thấy mẹ nằm vật trong đó, trên thân không có mảnh vải. Thằng con đỡ mẹ dậy, bỗng thấy mẹ như biến đổi hẳn, không biết thẹn thùng là gì mà còn nói cười ca hát như người điên.
Và từ đó người mẹ mất trí thật, cứ hát ca rồi chửi bới đủ kiểu, đến đêm lại đuổi hết người nhà ra, không cho ai ngủ chung phòng nữa.
Đứa con tuy bị đuổi ra ngủ phòng riêng nhưng vẫn quan tâm đến mẹ, mỗi đêm nghe tiếng động lạ trong phòng mẹ nó liền trở dậy rình xem. Người mẹ thấy thế không bằng lòng, nhiều lúc mắng chửi không cho con xen vào chuyện của mình. Thằng bé vẫn không giận vì biết mẹ mình bị hồ ly cám dỗ, nó bèn nghĩ ra một cách xây bít tất cả các cửa sổ lại để không có lối cho chồn vào nhà, bao nhiêu kẽ hở trên vách đều được nó lấy bùn đất tô trét rất kỹ, nhìn chung không còn lối ra vào nào ngoài cửa chính.
Đêm nọ, nghe trong phòng mẹ có tiếng thì thầm, nó choàng dậy, cầm một con dao rình ngay cửa phòng rồi ập vào.
Thoáng thấy cái bóng vọt ra cửa nó chém liền một nhát, làm đứt một đoạn đuôi của con chồn khiến máu tuôn lênh láng.
Sáng hôm sau, thằng bé cứ lần theo vết máu ấy mà tìm, cuối cùng nó thấy vết máu dẫn đến khu vườn rậm của nhà họ Hà. Đêm sau, không thấy hồ ly bén mảng tới nên thằng con có vẻ mừng, nhưng người mẹ lại nằm li bì như ngã bệnh.
Một hôm người lái buôn họ Mỗ về thăm vợ nhỏ, đến bên giường vợ hỏi thăm thì vợ chồm dậy chửi tục và đay nghiến tàn nhẫn. Đứa con đem chuyện hồ ly kể với cha. Mỗ hoảng sợ vội vàng mời thầy thuốc đến xem mạch, bốc thuốc nhưng người vợ cứ nhổ thuốc ra không chịu uống, mà lại chửi bới càng dữ hơn. Mỗ phải lén pha thuốc vào trong nước uống mới lừa được vợ, độ mười ngày sau, cơn bệnh điên cuồng có phần thuyên giảm nên cả nhà tỏ ra mừng rỡ.
Giữa đêm nọ, Mỗ thức giấc, mơ màng đưa tay sờ sang bên nhưng không thấy vợ, ông giật mình gọi con dậy, cả hai đi tìm thì thấy người đàn bà bị nhốt trong nhà kho, không một mảnh vải che thân. Từ đó, người đàn bà lại trở bệnh cuồng trầm trọng hơn, la hét và chửi bới dữ dội, nhất quyết không chịu ngủ cùng chồng nữa.
Mỗ sợ quá, ra lệnh khi đêm đến thì phải đóng cửa nhà ngủ sớm, không được ra vào, nhưng chẳng hiểu sao hàng đêm người vợ vẫn bị bắt đến nhà kho. Túng thế, Mỗ phải cầu cứu đến thầy bùa mà vẫn không thấy hiệu quả gì.
Đứa con tức lắm, vào buổi chiều nó lẻn vào vườn nhà họ Hà, rình xem bọn hồ ly làm sào huyệt ở đâu.
Đêm ấy thượng tuần trăng mờ, núp trong bụi rậm một lát, đột nhiên nó nghe có tiếng người thì thầm nên khẽ vén cành cây quan sát. Có hai người đang ngồi thù tạc rược chè, kế bên là một người râu dài cầm cái hũ như đứng hầu rượu, họ nói năng nho nhỏ mà lại dùng nhiều tiếng lóng nên rất khó nghe. Một lát có người nói:
Ngày mai ta có thể lấy bình bạch tửu rồi đó.
Tàn tiệc rượu, hai người trẻ chia tay đi mất chỉ còn người có râu ở lại. Hắn cởi áo trải ra đất rồi nằm xuống nghỉ ngơi. Thằng bé quan sát kỹ thì thấy hắn chẳng khác gì người thật, nhưng có một điểm duy nhất là cái đuôi chồn ló ra phía sau vạt áo.
Đứa trẻ đoán chắc là bọn hồ ly này đã hại mẹ mình nên lẳng lặng ra về. Người cha hỏi:
Con đi đâu cả đêm vậy?
Thằng bé đáp:
Dạ con ngủ bên nhà bác Hà.
Nói xong nó thưa tiếp:
Hôm nay muốn theo cha ra chợ.
Người cha đồng ý, dẫn thằng bé cùng ra chợ. Đi qua hàng bán mũ, nó xin mua một cái mũ có đuôi giống đuôi chồn. Rồi nhân lúc cha không để ý, nó ăn trộm ít tiền qua hàng rượu mua một bình bạch tửu. Xong xuôi nó giấu vào lưng áo. Khi về nó vội chạy sang nhà ông cậu làm nghề săn bắn trong rừng. Ông cậu hỏi:
Bệnh tình mẹ mày dạo này ra sao?
Nó đáp:
Dạ, mẹ con tạm bớt, nhưng khổ vì nhà nhiều chuột quá. Chúng kêu rúc suốt đêm nên không ngủ được. Xin cậu ít thuốc độc về đánh bả chuột.
Cậu lấy thuốc độc cho cháu, loại thuốc mà ông thường dùng để tẩm tên săn bắn, thằng bé thấy ít thuốc quá nhưng không nói gì. Nhân biết chỗ cậu cất thuốc nên nó trộm thêm một mớ đem về. Nó đổ tất cả thuốc độc vào bình bạch tửu.
Từ hôm đó, ngày nào thằng bé cũng quanh quẩn xung quanh chợ.
Ngày nọ nó chợt thấy người có râu trong vườn nhà họ Hà đang đi lẫn trong đám đông. Nó bám theo kiếm chuyện hỏi han và giả vờ reo lên:
A, lại gặp nhà bác, hôm nay thật may, con có sẵn rượu đây chúng ta cùng thù tạc nhé?
Người có râu kinh ngạc:
Ủa, mình đã gặp nhau ở đâu thế?
Nó đáp:
Tôi họ Hồ đã từng ghé vườn bác Hà chơi và gặp bác với hai người trẻ nữa, bác quên rồi sao?
Người ấy liếc qua lại, tỏ ý nghi ngờ.
Thằng bé giả vờ hé vạt áo để lòi ra cái đuôi giả ra rồi hạ giọng:
Bọn mình phải khéo mới được, dù rất giống mọi người nhưng vẫn còn cái này không sao mất đi được.
Ông già hỏi:
Mày làm gì trong chợ?
Thằng bé đáp:
Cha tôi sai đi mua rượu.
Rồi nó hỏi lại:
Bác định đi đâu?
Lão già ngập ngừng:
Cũng đi mua rượu, nhưng mà...
Thằng bé lém lỉnh hỏi:
Bác chưa có tiền để mua phải không?
Ông già bẽn lẽn:
Ồ chưa, bọn tôi nghèo nên lúc nào thèm rượu thì lẻn vào chợ ăn trộm.
Đứa bé nói:
Vậy thì nguy hiểm lắm, lỡ bị bắt thì sao?
Nó hỏi tiếp:
Chủ nhân của bác là ai vậy?
Ông già đáp:
Chính là hai người trẻ mà mày đã gặp.
Nói xong lão lẻo mép kể luôn:
Một người đang ăn nằm lén lút với vợ họ Quách ở thôn Bắc, còn một người tối nào cũng mò đến chim chuột với vợ họ Mỗ gần đây. Họ Mỗ có thằng con đáng gờm lắm, hôm nọ tiểu chủ tao bị chặt đứt đuôi phải nằm mười ngày mới khoẻ. Bây giờ lại đến nữa rồi...
Chợt ông già hạ giọng thì thầm:
Mầy kín miệng nhé, tao phải đi ăn trộm đây.
Đứa bé níu lại:
Trộm như thế nguy hiểm lắm. Chi bằng đã quen biết nhau bác cứ lấy bình rượu của con đây, con xin tặng bác vì còn tiền để mua bình khác.
Người ấy chần chừ e ngại chuyện mang ơn, nó nói khéo:
Ơn nghĩa gì chuyện vặt, một ngày nào đấy con sẽ sang bác uống một bữa là xong. Vả lại, chúng ta cùng một loài, bác câu nệ làm gì...
Ông già nghe lọt tai, bèn nhận bình rượu.
Thằng bé về nhà.
Đêm ấy nó ngủ cạnh cha và không nghe trong phòng mẹ có động tĩnh gì.
Sáng hôm sau thấy mẹ vẫn ngủ yên lành, nó biết là công hiệu rồi, liền rủ cha đi xem xét quanh nhà.
Đến gần cổng ra vào, họ thấy chỗ bụi cỏ có xác hai con hồ ly nằm chết co, một con miệng nồng nặc hơi rượu và bên cạnh lăn lóc bình bạch tửu. Cầm bình lên lắc, thằng bé thấy rượu gần cạn hết.
Người cha gạn hỏi, nó đành kể thật. Ông trách sao không cho biết trước, nó bảo:
Giống hồ ly rất linh, động tịnh một chút là chúng biết liền, làm sao mà thành công được?
Cha khen:
Thằng con ta mưu kế quả như thần!
Hai cha con bèn khiêng xác hồ ly đi chôn, họ nhận thấy có một con bị cụt đuôi.
Từ đó người cha yêu quý con mình lắm, cho nó đi học đàng hoàng, về sau thằng bé làm đến chức tổng nhung


Nhập tên bài hát ...
Dowload Uc browser trình duyệt hỗ trợ tốt nhất trên mobile
Về trang chủ
29
♥ Hôm nay 195
♥ Tổng cộng 30461
Tags: http://huyenthoai96.wap.sh/tra thu cho bcha
SEO : Bạn đến từ :
#xt_auth_container { position: static; display: inline; display: inline-block; text-align: right; margin: 3px 0; padding: 0; width: 100%; height: auto; border: none; } .xt_auth_view { position: static; display: inline; display: inline-block; text-align: right; margin: 0; padding: 0; width: auto; height auto; border: none; } .xt_auth_action { text-align: left; position: static; display: inline; zoom: 1; display: inline-block; vertical-align: top; margin: 0 5px 0 0; padding: 0 5px; height: 20px; width: auto; border: none; -webkit-border-radius: 3px; -moz-border-radius: 3px; -o-border-radius: 3px; border-radius: 3px; background-color: #2e2e2e; background-color: rgba(0,0,0,0.4); !background-color: #2e2e2e; font: 600 12px/20px "Helvetica Neue","HelveticaNeue",Helvetica,Arial,sans-serif; text-decoration: none; -webkit-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); -moz-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); -o-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); color: #fff; -webkit-user-select: none; } .xt_auth_action > * { vertical-align: top; } .xt_auth_action:hover { background-color: #1f1f1f; background-color: rgba(0,0,0,0.6); } .xt_auth_action:link, .xt_auth_action:visited, .xt_auth_action:active, .xt_auth_action:hover { text-decoration: none; color: #fff; } .xt_auth_icon, .xt_auth_avatar { position: static; display: inline; display: inline-block; width: 13px; height: 13px; margin: 3px 1px 0 0; padding: 0; vertical-align: top; border: 0; } .xt_auth_icon { background-image: url(http://xtgem.com/images/authbar/auth_sprite_v2.png); margin-right: 0; } .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_icon { background-size: 103px; /* margin: 4px 2px 0 0; */ } /* join & subscribe */ .xt_auth_join .xt_auth_icon, .xt_auth_subscribe .xt_auth_icon { background-position: -92px 13px; } /* inbox */ .xt_auth_inbox .xt_auth_icon { background-position: -78px 13px; } /* rate */ .xt_auth_rate .xt_auth_icon { background-position: 0 14px; } /* unrate */ .xt_auth_unrate .xt_auth_icon { background-position: -13px 14px; } /* star */ .xt_auth_star .xt_auth_icon { background-position: -26px 13px; } /* unstar */ .xt_auth_unstar .xt_auth_icon { background-position: -39px 13px; } /* repost */ .xt_auth_repost .xt_auth_icon { background-position: -52px 12px; margin-top: 4px; } /* reposted */ .xt_auth_reposted .xt_auth_icon { background-position: -65px 12px; margin-top: 4px; } /* join & subscribe */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_join .xt_auth_icon, .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_subscribe .xt_auth_icon { background-position: 11px 0.5px; width: 12px; } /* inbox */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_inbox .xt_auth_icon { background-position: 25px 1px; } /* rate */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_rate .xt_auth_icon { background-position: 0 0; } /* unrate */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_unrate .xt_auth_icon { background-position: -13px 0; } /* star */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_star .xt_auth_icon { background-position: 77px 0; } /* unstar */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_unstar .xt_auth_icon { background-position: 64px 0; } /* repost */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_repost .xt_auth_icon { background-position: 51px 1px; margin: 3px 0 0 0; } /* reposted */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_reposted .xt_auth_icon { background-position: 39px 1px; margin: 3px 0 0 0; } /* hidding */ .xt_auth_unstar, .xt_auth_unsubscribe, .xt_auth_unrate { display: none; } .xt_auth_action_star_active .xt_auth_unstar, .xt_auth_action_rate_active .xt_auth_unrate, .xt_auth_action_subscribe_active .xt_auth_unsubscribe { display: inline-block; } .xt_auth_action_star_active .xt_auth_star, .xt_auth_action_rate_active .xt_auth_rate, .xt_auth_action_subscribe_active .xt_auth_subscribe { display: none; } #xt_auth_container { position: fixed; } html { padding-top: 20px; } #xt_auth_container { top: 0; left: 0; } #xt_auth_container, .xt_auth_view, .xt_auth_icon, .xt_auth_avatar { max-height: none !important; max-width: none !important; min-width: none !important; min-width: none !important; opacity: 1 !important; text-indent: 0 !important; visibility:visible !important; }